Cách nhận biết xe đạp địa hình đơn giản nhất

Cập nhật lần cuối:

Cách nhận biết xe đạp địa hình đơn giản nhất Công ty Cổ phần Quốc tế xe hai bánh

Bạn có thể dễ dàng nhận biết ra một chiếc xe đạp địa hình chỉ bằng mắt thường mà không cần tìm hiểu các kiến thức chuyên môn qua những đặc điểm sau.

Nhận dạng xe đạp địa hình

 

Xe đạp địa hình với kiểu dáng được thiết kế chắc chắc chắn, sở hữu những tính năng tiện lọi mang lại cho người dùng cảm giác an toàn, mạnh mẽ, vượt qua được những địa hình khó khăn và mạo hiểm, nhất là khi leo núi.

 

 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết ra một chiếc xe đạp địa hình chỉ bằng mắt thường mà không cần tìm hiểu các kiến thức chuyên môn qua những đặc điểm sau.

 

Phần khung xe đạp địa hình:

 

Bộ phận này được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất để cấu thành nên chiếc xe đạp địa hình. Khung xe được thiết kế chia làm 2 loại chính:

 

  • Khung xe không có bộ phận giảm xóc ở dưới yên xe.
  • Khung xe có bộ phận giảm xóc ở phần giữa khung xe.

 

Được làm từ những chất liệu cao cấp thành những thanh có thiết diện to, chắc chắn, khung xe đạp địa hình có khả năng chống va đập mạnh, chống cộng hưởng rung lắc rất tốt khi di chuyển trên những cung đường xấu, gồ ghề.

 

Hệ thống giảm xóc của xe:

 

Bất kể có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, một chiếc xe đạp địa hình luôn được trang bị hệ thống giảm xóc trước hoặc sau. Hiện nay, trên thị trường xe đạp, xe đạp địa hình được thiết kế bộ phận giảm xóc theo 2 dòng cơ bản:

 

  • Dòng MTB chỉ có giảm xóc trước (hay còn gọi là dòng xe đuôi cứng): thích hợp với những cung đường bằng phẳng hoặc không quá hiểm trở, địa hình ít ghồ ghề.
  • Dòng xe có cả giảm xóc trước và sau: trọng lượng của loại xe này khá lớn, giá thành cũng cao hơn loại trên. Tuy nhiên, ưu điểm của dòng xe này là có thể giúp người đi thuận lợi hơn trong hành trình chinh phục những con đường khó khắn, đặc biệt là những địa hình đường đồi núi hiểm trở.

 

Bộ truyền động:

 

Hầu hết bộ truyền động của xe đạp địa hình được thiết kế tối đa là 3 đĩa với nhiều tầng líp và được cơ cấu chuyển đổi đĩa líp bằng cơ hoặc điện tử, giúp người dùng có thể thay đổi vận tốc theo ý muốn để phù hợp với sở thích hoặc cung đường đang đi.

 

Bộ truyền động sử dụng cho xe đạp địa hình được các hãng chuyên sản xuất phụ tùng phân chia theo từng phân khúc riêng của xe. Vì vậy, để sở hữu một bộ truyền động chất lượng cao, bạn cũng phải bỏ ra 1 khoản tiền tương xứng.

 

Bánh xe đạp địa hình:

 

Xe đạp địa hình trên thị trường hiện nay được thiết kế bánh theo các loại kích thước chủ yếu là 24″, 26″, 27.5″ và 29″. Trong số đó, loại bánh được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam là 26″, vì nó phù hợp với vóc dáng của phần lớn người dùng Việt.

 

Ngoài kích cỡ vành xe, lốp xe cũng là đặc điểm nhận biết xe đạp địa hình dễ dàng nhất. Lốp xe đạp địa hình thường to hơn và có nhiều gai hơn so với các dòng xe đạp đua, điều này giúp bánh xe tăng độ bám với mặt đường, đảm bảo vận hành an toàn và ổn định.

Cập nhật lần cuối: 10/05/2018 05:49:32 CH

Sản phẩm tiêu biểu

Tin tức tiêu biểu